Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án

Nguyên tắc này được cụ thể hóa từ quy định trong Điều 106 Hiến pháp 2013: “Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”. Vì vậy, BLTTDS 2015 coi đây là một nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự là điều cần thiết.

Ảnh Văn phòng luật sư số 5 Hà Nội
                  Ảnh Văn phòng luật sư số 5 Hà Nội

Mặc dù đây là nguyên tắc hiến định, nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự, nhưng trong nhiều năm qua, một số bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa được thi hành một cách nghiêm túc. Tình trạng né tránh, đùn đẩy, cố tình trì hoãn, kéo dài thủ tục và gây khó khăn cho người được thi hành cũng là một trong những nguyên nhân của thực tế nêu trên. Trong một số bản án, quyết định dân sự đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất chẳng hạn, việc đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng do liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân nên việc thi hành án rất khó khăn. Vì vậy, không phải chỉ đơn thuần là quy định bằng pháp luật mà phải có các biện pháp bảo đảm để việc thực hiện nguyên tắc này trong thực tế.

Ngoài ra, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tòa án và cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án phải nghiêm chỉnh thi hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ đó. Quy định này cũng ràng buộc quyền hạn với nghĩa vụ của Tòa án và cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Ngoài việc phải có nhiệm vụ nghiêm chỉnh thi hành còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ đó. Có nghĩa là Tòa án, cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định phải chịu trách nhiệm về tiến độ, thời hạn, hiệu quả thi hành án. Tòa án sau khi đã xét xử xong vụ án, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì Tòa án vẫn còn nhiệm vụ theo dõi sát sao việc thi hành bản án, quyết định để cùng cơ quan thi hành án thi hành bản án, quyết định đó một cách tốt nhất, nhằm đảm bảo công lý, quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân và lợi ích của Nhà nước.

Văn phòng Luật sư số 5 Hà Nội

XEM THÊM

7 thoughts on “Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tên *