Góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là một trong những phương thức đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, thực hiện theo Điều 25 và Điều 26 Luật Đầu tư năm 2014.

1. VÌ SAO NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CHỌN HÌNH THỨC GÓP VỐN HOẶC MUA LẠI CÔNG TY VIỆT NAM

Từ đầu năm tới ngày 20/11/2017, đã có 4.535 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 5,29 tỷ USD, tăng 52,6% so với cùng kỳ 2016.

Đây là các khoản đầu tư vào các doanh nghiệp ngoài sàn, là hình thức đầu tư thông qua mua bán, sáp nhập (M&A) doanh nghiệp, được dự báo sẽ tiếp tục bùng nổ trong năm nay.

Hàng loạt các công ty lớn như Sabeco, Vinamilk, FPT, MB, ACB, FPT, PV Gas, Vietjet Air, VPBank…đều có các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và đầu tư theo dạng “Góp vốn mua cổ phần”

2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT CHO VIỆC GÓP VỐN MUA CỔ PHẦN

Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015;

Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 12 năm 2015;

Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT ngày 18 tháng 11 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

3. THỦ TỤC GÓP VỐN MUA CỔ PHẦN

Nhà đầu tư nộp hồ sơ quy định tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính;

Trường hợp việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện , Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

Nhà đầu tư không thuộc trường hợp được phép góp vốn thì phải thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế. Trường hợp có nhu cầu đăng ký việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế, nhà đầu tư thực hiện theo thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp.

4. HỒ SƠ GÓP VỐN MUA CỔ PHẦN

Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;

Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.

5. NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI GÓP ĐƯỢC VỚI TỶ LỆ THẾ NÀO VÀO CÔNG TY VIỆT NAM

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài
Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế phải đáp ứng những điều kiện sau:

► Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

►Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;

►Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở lên.

Văn phòng Luật sư số 5 Hà Nội

XEM THÊM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tên *