Quy định về “Bị cáo” trong tố tụng hình sự

Cùng với quy định bị cáo là cá nhân, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã được bổ sung quy định bị cáo là pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.

Văn phòng luật sư số 5 Hà Nội
                           Văn phòng luật sư số 5 Hà Nội

Kể từ khi có quyết định của Tòa án đưa ra xét xử thì bị can được gọi là bị cáo với những quyền và nghĩa vụ khác, thể hiện tính chất khác nhau của các giai đoạn tố tụng hình sự. Giai đoạn tố tụng này hướng tới việc xác định bị cáo có hay không có tội, nếu có tội thì quyết định hình phạt, cũng như trách nhiệm bồi thường đối với họ.

Trên cơ sở  kế thừa quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về quyền của bị cáo (khoản 2 Điều 50), Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định theo hướng cụ thể, đầy đủ hơn nhằm bảo đảm phù hợp với các nguyên tắc của tố tụng hình sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, góp phần chống oan, sai, bỏ lọt tội phạm; trong đó bổ sung các quyền: nhận quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp cưỡng chế; được thông báo về quyền và nghĩa vụ; đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người định giá tài sản, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; đưa ra chứng cứ, trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; trình bày lời khai, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội; đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa; xem xét biên bản phiên tòa; các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Tổng hợp chung quyền của người bị buộc tội, cần nhấn mạnh một trong những chủ trương quan trọng của cải cách tư pháp ở nước ta đã được Đảng ta xác định rõ trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị, đó là phải hoàn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng bảo đảm tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Thể chế hóa chủ trương của Đảng nêu trên, Hiến pháp năm 2013 cũng quy định nhiều nguyên tắc về tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân; trong đó có việc bảo đảm quyền của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự. Một trong những quyền cơ bản của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ là quyền trình bày hoặc từ chối trình bày lời khai theo quy định của luật (pháp luật của nhiều nước quy định là quyền im lặng), quyền không phải đưa ra chứng cứ bất lợi cho mình. Bởi lẽ, theo quy định pháp luật tố tụng hình sự của hầu hết các nước trên thế giới cũng như quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành thì trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng, người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc không buộc phải chứng minh là mình vô tội. Đó là lý do vì sao Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 khẳng định một trong những quyền quan trọng nhất của người bị buộc tội là “trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội”.

Về nghĩa vụ của bị cáo, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 bổ sung quy định bị cáo có nghĩa vụ chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án để bảo đảm thuận lợi cho hoạt động xét xử trên thực tế.

Văn phòng luật sư số 5 Hà Nội

XEM THÊM