Trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS

Cùng với việc bổ sung nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra, so với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã được bổ sung nguyên tắc quy định trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì thực hành quyền công tố được bắt đầu từ khi giải quyết nguồn tin về tội phạm cho đến khi kết thúc việc xét xử mà không chỉ là hoạt động buộc tội tại phiên tòa. Chủ thể thực hành quyền công tố là Viện kiểm sát với nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể ở mỗi giai đoạn tố tụng. Đây là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước, có ý nghĩa đặc biệt trong việc giải quyết vụ án hình sự, nếu không có hoạt động này thì kết quả của hoạt động điều tra sẽ là vô nghĩa, người phạm tội không bị trừng phạt trước pháp luật.

Ảnh văn phòng luật sư số 5 Hà Nội
           Ảnh văn phòng luật sư số 5 Hà Nội

Nếu như thực hành quyền công tố là hoạt động thực thi pháp luật thì kiểm sát việc tuân theo pháp luật là hoạt động kiểm sát quyền lực. Các chủ thể được giao thẩm quyền tiến hành các hoạt động giải quyết nguồn tin về tội phạm, điều tra, truy tố, xét xử trong tố tụng hình sự  để giải quyết yêu cầu, nhiệm vụ của tố tụng hình sự đặt ra. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định Viện kiểm sát có trách nhiệm thực hành quyền công tố, đồng thời thì tiến hành kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong suốt quá trình tố tụng hình sự, quyết định việc buộc tội, phát hiện vi phạm pháp luật nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội, người phạm tội, pháp nhân phạm tội, vi phạm pháp luật đều phải được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, pháp nhân phạm tội, không làm oan người vô tội. Viện kiểm sát không chỉ kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan, người tiến hành tố tụng hình sự mà còn của những người tham gia tố tụng; yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng chấm dứt, khắc phục vi phạm pháp luật trong hoạt động; yêu cầu xử lý hoặc tiến hành xử lý theo thẩm quyền đối với những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có vi phạm pháp luật…; đồng thời, có quyền kiến nghị các cơ quan, tổ chức và đơn vị hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.

Văn phòng luật sư số 5 Hà Nội

XEM THÊM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tên *