Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu là thuật ngữ để chỉ chung nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ. Các dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu hàng hóa có thể là: từ ngữ, hình ảnh hoặc từ ngữ kết hợp với hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu độc quyền, bảo hộ nhãn hiệu?
Đơn giản nếu Quý khách hàng trì hoãn, chậm trễ việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thay vì tiến hàng đăng ký nhãn hiệu ngay hôm nay thì cái giá phải trả cho điều hối tiếc là đánh mất thương hiệu sẽ xảy ra ngay lập tức. Một khi bị người khác đăng ký rồi với cái tên, logo, nhãn hiệu… mà quý khách hàng định đăng ký, thì không có cách nào để đăng ký nữa chỉ còn cách đi mua lại với giá cao ngất ngưỡng hoặc là phá sản hoặc là tìm 1 nhãn hiệu mới toanh làm lại từ đầu.
Với chức năng phân biệt và chỉ dẫn, nhãn hiệu được coi là tài sản trí tuệ của doanh nghiệp. Vì vậy, Quý khách hàng nên chú tâm tới việc lựa chọn và thiết kế một nhãn hiệu phù hợp, bảo vệ , sử dụng nhãn hiệu một cách thận trọng trong quảng cáo và ngăn chặn những người khác sử dụng bất hợp pháp hoặc làm sai lệch nhãn hiệu đó.
Nhãn hiệu là một thành tố quan trọng tạo nên thương hiệu cho doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để đảm bảo cho các Doanh nghiệp có thể đầu tư xây dựng một cách an toàn cho thương hiệu và thu lợi nhuận từ một tài sản đáng giá?
Quy trình thủ tục Đăng Ký Nhãn Hiệu
Đăng ký Nhãn hiệu (thương hiệu) là một thủ tục cần thiết cho doanh nghiệp để bảo vệ quyền tài sản trí tuệ của mình.
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
- Nhãn hiệu có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Quy trình nộp đơn đăng ký Nhãn hiệu (thương hiệu/logo):
1. Tra cứu nhãn hiệu (Không bắt buộc):
Để đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu, Người nộp đơn nên tiến hành tra cứu trước khi nộp đơn đăng ký chính thức. Kết quả tra cứu sẽ cho thấy nhãn hiệu của Người nộp đơn có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác đã được đăng ký cho cùng loại sản phẩm hay các sản phẩm tương tự hay không.
1.1.Thời gian tra cứu: 02 ngày
1.2.Tài liệu tra cứu:
Người nộp đơn cần cung cấp cho chúng tôi tài liệu sau để tiến hành tra cứu:
(i) 05 mẫu nhãn hiệu;
(ii) Danh mục hàng hoá/dịch vụ mang nhãn hiệu.
2. Đăng ký nhãn hiệu (thương hiệu/logo):
Sau khi có kết quả tra cứu cho thấy nhãn hiệu của Người nộp đơn không trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác đã được đăng ký cho cùng loại sản phẩm hay các sản phẩm tương tự, Người nộp đơn nên tiến hành đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu nói trên trong thời gian nhanh nhất để có ngày ưu tiên sớm.
Tài liệu cần thiết:
Để đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, Người nộp đơn cần cung cấp cho chúng tôi những tài liệu sau:
- 06 mẫu nhãn hiệu (kích thước không lớn hơn 8 cm x 8 cm);
- (Giấy Uỷ quyền – ký và đóng dấu, theo mẫu do Luật 5 Hà Nội cung cấp);
- Danh mục hàng hoá/dịch vụ mang nhãn hiệu.
3. Thời gian đăng ký nhãn hiệu:
Đăng ký nhãn hiệu sẽ trải qua ba giai đoạn:
- Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu: 01 tháng
- Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ về mặt hình thức
- Thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn đăng ký nhãn hiệu (đăng ký thương hiệu)
- Nếu kết quả xét nghiệm nội dung cho thấy nhãn hiệu của Người nộp đơn có khả năng đăng ký, Cục SHTT sẽ tiến hành cấp Văn bằng bảo hộ trong thời gian 01 tháng sau đó.
4. Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu:
Nhãn hiệu được bảo hộ trong 10 năm tính từ ngày nộp đơn. Chủ sở hữu Văn bằng bảo hộ có thể gia hạn nhiều lần.