Một số điểm mới trong hoạt động mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài từ năm 2018

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại và Luật quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa (MBHH) và các hoạt động liên quan trực tiếp đến MBHH của nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (“Nghị định 09/2018/NĐ-CP”).

So với Nghị định 23/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2007  về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (“Nghị định 23/2007/NĐ-CP”) thì Nghị định 09/2018/NĐ-CP có nhiều điểm mới tiến bộ hơn và cũng đã giải thích rõ ràng hơn  về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Bên cạnh đó nhiều điềm mới theo hướng thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện các hoạt động kinh doanh liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa.

Nghị định quy định mở rộng việc cấp giấy phép kinh doanh với NĐT nước ngoài. Đây được coi là điểm nổi bật của Nghị định. Theo đó, ngoài NĐT thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động MBHH thì những đối tượng sau nếu đáp ứng điều kiện cũng được cấp giấy phép:

  • NĐT nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước mà Việt Nam là thành viên;
  • NĐT nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước mà Việt Nam là thành viên nhưng không có cam kết mở cửa với hàng hóa, dịch vụ muốn kinh doanh.
Một số lĩnh vực xuất khẩunhập khẩu,phân phối bán buôn trước đây theo thì Nghị định 23/2007/NĐ-CP buộc phải cóGiấy phép kinh doanh thì nay không cần phải giấy phép kinh doanh  trừ trường hợp sản phẩm là dầu mỡ bôi trơn theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.

Các sản phẩm phân phối bán lẻ trước kia bắt buộc phải có ý kiến của Bộ Công thương thì nay theo quy định của Nghị định mới NĐT chỉ xin giấy Giấy phép kinh doanh tại Sở Công thương và chỉ xin ý kiến Bộ Công thương đối với sản phẩm gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình, sách báo và tạp chí, xem xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi.

Thẩm quyền cấp giấy phép theo Nghị định cũ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thì nay đã được quy định cho cơ quan quản lý chuyên ngành của tỉnh là Sở Công thương trực tiếp giải quyết, giản thiểu thủ tục cho cơ quan quản lý, NĐT và rút ngắn thời gian giải quyết công việc.

Mặc dù Nghị định 09/2018/NĐ-CP đã có những thay đổi tích cực so với Nghị định 23/2007/NĐ-CP. Tuy nhiên, vẫn còn những điểm trong quá trình áp dụng cần được Bộ Công thương và các Sở chuyên ngành hướng dẫn thống nhất áp dụng.

Nghị định 09/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2018 và thay thế Nghị định 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007.

Văn phòng luật sư số 5 Hà Nội

XEM THÊM

11 thoughts on “Một số điểm mới trong hoạt động mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài từ năm 2018

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tên *