Người chứng kiến trong vụ án hình sự

Thực tiễn hoạt động tố tụng hình sự cho thấy, để bảo đảm tính khách quan, công khai, minh bạch trong hoạt động tố tụng, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu cá nhân không liên quan đến vụ việc, vụ án chứng kiến hoạt động tố tụng như: bắt, khám xét, kê biên tài sản… Tuy nhiên, Bộ luật tố tụng năm 2003 chưa có quy định cụ thể về người chứng kiến, quyền và nghĩa vụ của họ nên chưa tạo cơ sở pháp lý đầy đủ đối với hoạt động tố tụng có liên quan đến người chứng kiến, dẫn đến quá trình áp dụng chưa thống nhất, còn nhiều vướng mắc, bất cập.

Luật sư văn phòng luật sư số 5 Hà Nội

Trên tinh thần đó, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã được bổ sung một điều quy định về người chứng kiến là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Như vậy, chỉ khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu một người chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng thì người đó mới là người chứng kiến theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Đôi với người được các cơ quan như: Ủy ban nhân dân xã, Công an xã, phường, thị trấn yêu cầu chứng kiến việc lập biên bản bắt người phạm tội quả tang thì không được coi là người chứng kiến theo quy định của Bộ luật này mặc dù trên thực tế vẫn gọi họ là người chứng kiến.

Người chứng kiến là người tham gia tố tụng, có quyền và nghĩa vụ nhất định trong quá trình tham gia tố tụng. Để bảo đảm khách quan trong việc chứng kiến, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định những người không được làm người chứng kiến gồm: người thân thích của người bị buộc tội, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức đúng sự việc; người dưới 18 tuổi hoặc có lý do khác cho thấy người đó không khách quan.

Văn phòng luật sư số 5 Hà Nội

XEM THÊM