Người giám định tư pháp trong vụ án

Theo quy định của Luật giám định tư pháp năm 2012 thì giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật giám định tư pháp (khoản 1 Điều 2). Trên tinh thần đó, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định người giám định là người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực cần giám định, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu, người tham gia tố tụng yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật.

Hình ảnh giám định tư pháp

Người giám định có thể là giám định viên tư pháp hoặc người giám định tư pháp theo vụ việc. Giám định viên tư pháp là người được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm chức danh giám định viên tư pháp. Người giám định tư pháp theo vụ việc phải là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên. Trong trường hợp người không có trình độ đại học nhưng có kiến thức chuyên sâu và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực cần giám định thì có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc.

Người giám định là người tham gia tố tụng hình sự, có quyền, nghĩa vụ nhất định trong quá trình tham gia tố tụng. Để bảo đảm khách quan trong việc giám định, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định những trường hợp cụ thể người giám định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi khi đồng thời là người tham gia tố tụng khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kết quả giám định hoặc đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó.

Văn phòng luật sư số 5 Hà Nội

XEM THÊM