Các loại hình doanh nghiệp hợp pháp ở Việt Nam khá đa dạng. Chính vì vậy, để có thể chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp với tình hình thực tại và định hướng phát triển, người chủ doanh nghiệp cần nắm vững đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp. Dưới đây là đặc điểm và Thủ tục đăng ký thành lập Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là một tổ chức kinh tế được đăng ký kinh doanh theo quy định và thực hiện các hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ, có tài sản, có trụ sở giao dịch. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo Pháp luật, có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của công ty. Thông thường, chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ trực tiếp quản lý và điều hành mọi hoạt động của công ty, tuy nhiên người chủ này vẫn có thể thuê người khác để thay mình làm công việc này. Doanh nghiệp tư nhân là công ty trách nhiệm vô hạn và không có tư cách pháp nhân.
Đặc điểm của Doanh nghiệp tư nhân:
+ Ưu điểm:
- Doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp tư nhân ít bị chịu sự ràng buộc chặc chẽ bởi pháp luật.
- Doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng bởi chế độ trách nhiệm vô hạn.
+ Nhược điểm:
- Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ công ty tư nhân cao.
-
Trách nhiệm vô hạn: Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về các khoản nợ không những bằng tài sản công ty mà lẫn cả tài sản của chủ doanh nghiệp.
Đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân – DN 005
THẨM QUYỀN | Sở Kế hoạch và Đầu tư (Phòng Đăng ký kinh doanh) | |
TRÌNH TỰ THỰC HIỆN | ||
Bước 1: | Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật; | |
Bước 2: | Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, nhận giấy hẹn trả kết quả; | |
Bước 3: | Sở Kế hoạch và Đầu tư thụ lý, xin ý kiến các cơ quan liên quan (nếu cần thiết), hoàn tất kết quả; | |
Bước 4: | Công dân nhận kết quả giải quyết hồ sơ | |
CÁCH THỰC HIỆN | Nộp trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư | |
HỒ SƠ | ||
Số lượng: | 1 bộ hồ sơ | |
Thành phần: | 1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp | |
2. Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân:Thẻ căn cước công dân, Chứng minh thư nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam, Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế tương đương còn hiệu lực đối với người nước ngoài | ||
THỜI HẠN GIẢI QUYẾT | 03 ngày làm việc | |
ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN | Cá nhân, tổ chức trừ các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp | |
KẾT QUẢ THỰC HIỆN | Hồ sơ hợp lệ: Giấy chứng nhận Đăng kí doanh nghiệp | |
Hồ sơ không hợp lệ: Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ | ||
CĂN CỨ PHÁP LÝ | – Luật Doanh nghiệp 2014 | |
– Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp; | ||
– Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp; | ||
– Thông tư số 176/2012/TT-BTC Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp; | ||
– Thông tư số 106/2013/TT-BTC ngày 09 tháng 8 năm 2013 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 176/2012/TT-BTC ngày 23 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp |
Văn phòng luật sư số 5 Hà Nội