Các loại hình doanh nghiệp hợp pháp ở Việt Nam khá đa dạng. Chính vì vậy, để có thể chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp với tình hình thực tại và định hướng phát triển, người chủ doanh nghiệp cần nắm vững đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp. Dưới đây là đặc điểm và Thủ tục đăng ký thành lập công ty TNHH.
Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận (Luật Doanh nghiệp). Chủ sở hữu công ty và công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt. Trước pháp luật, công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chủ sở hữu công ty là thể nhân với các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn có không quá 50 thành viên cùng góp vốn thành lập và công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi nghĩa vụ tài sản của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
Ưu nhược điểm của công ty TNHH hai thành viên trở lên – DN 003
+ Ưu điểm
- Chế độ trách nhiệm hữu hạn: Công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoảng nợ nằm trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn.
- Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.
+ Nhược điểm:
- Uy tín của công ty trước đối tác phần nào bị ảnh hưởng bởi chế độ trách nhiệm hữu hạn.
- Chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là Doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh.
-
Không có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.
Đăng ký thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên – DN 003
THẨM QUYỀN | Sở Kế hoạch và Đầu tư (Phòng Đăng ký kinh doanh) | |
TRÌNH TỰ THỰC HIỆN | ||
Bước 1: | Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật; | |
Bước 2: | Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, nhận giấy hẹn trả kết quả; | |
Bước 3: | Sở Kế hoạch và Đầu tư thụ lý, xin ý kiến các cơ quan liên quan (nếu cần thiết), hoàn tất kết quả; | |
Bước 4: | Công dân nhận kết quả giải quyết hồ sơ | |
CÁCH THỰC HIỆN | Nộp trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư | |
HỒ SƠ | ||
Số lượng: | 1 bộ hồ sơ | |
Thành phần: | 1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp | |
2. Điều lệ Công ty | ||
3. Danh sách thành viên góp vốn | ||
4. Bản sao các giấy tờ sau: | ||
– Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân | ||
– Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức | ||
– Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự | ||
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư | ||
THỜI HẠN GIẢI QUYẾT | 03 ngày làm việc | |
ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN | Cá nhân, tổ chức trừ các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp | |
KẾT QUẢ THỰC HIỆN | Hồ sơ hợp lệ: Giấy chứng nhận Đăng kí doanh nghiệp | |
Hồ sơ không hợp lệ: Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ | ||
CĂN CỨ PHÁP LÝ | – Luật Doanh nghiệp 2014 | |
– Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp; | ||
– Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp; | ||
– Thông tư số 176/2012/TT-BTC Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp; | ||
– Thông tư số 106/2013/TT-BTC ngày 09 tháng 8 năm 2013 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 176/2012/TT-BTC ngày 23 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh và phí cung cấp thông tin doanh nghiệp |
Văn phòng luật sư số 5 Hà Nội