Kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong hoạt động tố tụng hình sự

Chứng cứ là phương tiện duy nhất để chứng minh trong vụ án hình sự. Thông qua việc phát hiện, ghi nhận, thu giữ, kiểm tra, đánh giá chứng cứ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nắm bắt toàn diện, đầy đủ về các tình tiết của vụ án, tìm ra sự thật khách quan của hành vi phạm tội, chứng cứ sẽ quyết định việc giải quyết đúng đắn vụ án. Vì vậy, để bảo đảm vụ án được giải quyết đúng đắn thì mỗi chứng cứ phải được kiểm tra, đánh giá để xác định tính hợp pháp, xác thực và liên quan đến vụ án.

Văn phòng luật sư số 5 Hà Nội

Cùng với việc đánh giá từng chứng cứ cụ thể, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tiến hành đánh giá tổng thể các chứng cứ trong vụ án, đặt chúng trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau nhằm xác định tính phù hợp của các chứng cứ, giá trị chứng minh của từng chứng cứ cũng như của tập hợp tất cả các chứng cứ. Việc đánh giá chứng cứ phải dựa trên kết quả kiểm tra chứng cứ và ngược lại, qua đánh giá chứng cứ để xác định kết quả kiểm tra chứng cứ có chính xác hay không.

Việc xác định những chứng cứ thu thập được phải bảo đảm đủ để giải quyết vụ án hình sự. Chứng cứ phải được thu thập đủ để bảo đảm chứng minh những vấn đề thuộc bản chất vụ án, những vấn đề liên quan trực tiếp đến trách nhiệm hình sự, hình phạt như những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, đặc điểm nhân thân người phạm tội, động cơ, mục đích phạm tội, nguyên nhân, điều kiện phạm tội… và những vấn đề khác có ý nghĩa đến việc giải quyết vụ án.

Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải kiểm tra, đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện mọi chứng cứ đã thu thập được về vụ án. Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kiểm tra, đánh giá đầy đủ toàn bộ chứng cứ thu thập được, không được bỏ sót bất kỳ chứng cứ nào. Quá trình kiểm tra, đánh giá chứng cứ phải được tiến hành khách quan, không được chi phối bởi ý thức chủ quan hoặc theo nhiệm vụ hướng tới. Thông thường, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng với trách nhiệm chứng minh tội phạm dễ hướng tới đánh giá các chứng cứ buộc tội mà bỏ qua các chứng cứ gỡ tội. Yêu cầu kiểm tra, đánh giá khách quan đòi hỏi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải đánh giá cả chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội để đi đến chân lý của sự thật, không bị phụ thuộc bởi định kiến cá nhân. Việc kiểm tra, đánh giá toàn diện đòi hỏi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tiến hành kiểm tra, đánh giá tất cả cac chứng cứ trong vụ án, đánh giá cả chứng cứ buộc tội và gỡ tội, không chỉ kiểm tra, đánh giá các chứng cứ có giá trị chứng minh những vấn đề thuộc các yếu tố cấu thành tội phạm mà phải kiểm tra, đánh giá đối với cả các chứng cứ có giá trị chứng minh trách nhiệm hình sự, khung hình phạt, xử lý vật chứng, giải quyết các vấn đề dân sự trong vụ án và tất cả những vấn đề khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án một cách đúng đắn. Khi kiểm tra, đánh giá chứng cứ, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tuân thủ các yêu cầu về tính đầy đủ, khách quan, toàn diện, đặt chúng trong mối liên hệ mật thiết, không tách rời nhau.

Liên quan đến vấn đề này, cần nhận thức đầy đủ tính thần mới của Bộ luật tố tụng hình sự về kiểm tra, đánh giá chứng cứ. Nội dung của Điều luật này quy định về nguyên tắc, cách thức mà người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra và đánh giá chứng cứ, được đặt trong mối quan hệ với người bào chữa. Điểm h và I khoản 1 Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định một trong các quyền của người bào chữa là thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá. Việc Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định người bào chữa có quyền kiểm tra, đánh giá chứng cứ là một bước tiến mới về mặt nhận thức, làm sáng tỏ hơn địa vị pháp lý của người bào chữa với tư cách là chủ thể tư pháp thực hiện chức năng gỡ tội, bình đẳng trong quá trình thu thập, kiểm tra, sử dụng và đánh giá chứng cứ với những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Cách thức thu thập chứng cứ của người bào chữa có sự khác biệt với người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, có những hạn chế nhất định do không có quyền năng và biện pháp cưỡng chế hỗ trợ. Tuy nhiên, khi quy định quyền của người bào chữa như vậy, có thể nói về nhận thức, cách thức tiến hành kiểm tra, đánh giá chứng cứ không có sự khác biệt giữa người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Đó chính là nền tảng cho quá trình bảo đảm tranh tụng ngay từ giai đoạn điều tra, truy tố chứ không chỉ tại phiên tòa như tinh thần Điều 26 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Văn phòng luật sư số 5 Hà Nội

XEM THÊM